Mới đây, người dân Hy Lạp thức dậy trước cảnh tượng hiếm có khi nhiều khu vực ở Hy Lạp được bao phủ bởi một lớp tuyết dày. Hy Lạp bỗng hóa xứ sở thần tiên trong tuyết trắng sau hơn một thập kỷ.
Hy Lạp luôn thích đặt tên cho các hiện tượng thiên nhiên theo tên các nhân vật trong thần thoại. Đợt tuyết này cũng được đặt tên theo “Medea” (tiếng Hy Lạp cổ đại: Μήδεια, tiếng Latinh: Medea) là một nữ phù thủy trong thần thoại Hy Lạp.
Thành cổ Acropolis được người Hy Lạp cổ đại coi là trái tim của Athens nói riêng và Hy Lạp nói chung. Parthenon là kiến trúc nổi tiếng được xem như đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Đền thờ thần nữ trí tuệ Athena, vị thần bảo hộ của Athens.
Lực lượng nghi lễ bao gồm các tình nguyện viên từ bộ binh, pháo binh, và các đơn vị Quân đoàn thiết giáp của quân đội Hy Lạp. Để có thể tham gia đơn vị Evzones, các binh sĩ phải có chiều cao 1,86 mét và đã phục vụ tối thiểu 6 tháng trong quân đội.
Meteora có nghĩa là “Lơ lửng trong không trung” hoặc “Cột đá của trời”. Quần thể gồm 6 tu viện được xây cất trên địa hình cực kỳ hiểm trở thuộc các cột đá tự nhiên nằm ở rìa phía Bắc khu vực Thessaly gần con sông Pinios và ngọn núi Pindus trong phạm vi trung tâm của Hy Lạp. Đây xứng đáng là điểm đến dành cho những du khách mê mẩn các địa danh mạo hiểm cũng như đã quá chán nản với các khu đô thị sầm uất tại xứ sở thần thoại.
Ioannina hấp dẫn mắt nhìn của du khách bởi sự hiện diện, cùng chung sống hòa hợp của cái cũ và cái mới, cái truyền thống và đương đại của cảnh quan, kiến trúc, môi trường…
Tuyết rơi dày đã đem lại cho người dân nhiều niềm vui đầu năm, cũng như trải nghiệm khí hậu Bắc Âu lạnh giá nhưng đầy thơ mộng. Tuy nhiên, đợt tuyết này cũng khiến giao thông bị ảnh hưởng. Giới chức trách Hy Lạp kêu gọi người dân ở nhà để đảm bảo an toàn, tránh ra ngoài nếu không có việc cần thiết.