Giới nhà giàu chi tiền “mạnh tay” mua hộ chiếu thứ 2 giữa đại dịch COVID-19 - EU Immi

Giới nhà giàu chi tiền “mạnh tay” mua hộ chiếu thứ 2 giữa đại dịch COVID-19

Xu hướng sở hữu hộ chiếu thứ 2 của giới nhà giàu là một xu hướng tất yếu trên thế giới và ngày càng biết đến rộng rãi ở Việt Nam khi luật pháp Việt Nam đã cho phép song tịch. Đằng sau tấm hộ chiếu thứ 2 đó, những người thuộc tầng lớp thượng lưu còn sở hữu những quyền lợi tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể có được! 

Ngành kinh doanh hộ chiếu, hay các chương trình nhập tịch bằng đầu tư (CIP) hiện đang bùng nổ mạnh nhờ dịch Covid-19. Mục đích chính của giới nhà giàu khi dùng CIP là được tư do di chuyển, không muốn phải chờ hàng tuần, hàng tháng để xin visa, nhận được những ưu đãi tốt về giáo dục, y tế, thuế và chất lượng cuộc sống… tốt hơn từ chính phủ sở tại. Những quốc gia chống dịch tốt hiện tại đang thu hút nhiều đại gia trên thế giới.

Trong quý I/2020, quốc tịch của những nước như Thổ Nhĩ Kỳ hay đảo Síp được ưa chuộng nhất với doanh số tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là các nước này thuộc Liên minh Châu Âu (EU) nên có thể tự do đi lại, đồng thời chính sách về thuế, giáo dục lẫn y tế đều khá tốt.

Đầu tư định cư Malta
Quốc gia Malta, nơi chấp nhận chương trình CIP
Sở hữu ngôi nhà thứ 2

Chương trình nhập tịch bằng đầu tư có thể đóng góp cho nền kinh tế thông qua nguồn vốn vào thị trường bất động sản, tạo thêm việc làm hay phát triển cơ sở hạ tầng, tăng doanh số trái phiếu… Bởi vậy chúng được khá nhiều nước đang phát triển áp dụng.

Trên thực tế, chương trình CIP đầu tiên được giới thiệu vào năm 1984 bởi quốc gia St Kitts and Nevis ở vùng Caribbean. Kể từ đó đến nay hàng loạt nước cũng đã tham gia ngành kinh doanh này như Áo, đảo Síp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Latvia…

Theo ước tính của nhà sáng lập Katz, năm 2020 sẽ có gần 25.000 người muốn mua quốc tịch để tìm một sự an toàn mới cho gia đình.

Giáo dục tiên tiến cho con cái

Tiếp cận nền giáo dục tiên tiến giúp con bạn khai phóng những giá trị nhân bản. Đó là giá trị mà những nền giáo dục hàng đầu trên thế giới có được. Với quốc tịch thứ 2, con bạn có thể học ở các trường nổi tiếng của nước sở tại. Ví dụ với tấm hộ chiếu hoặc thẻ thường trú nhân Châu Âu, con bạn có thể đăng ký vào những ngôi trường hàng đầu của Châu Âu, như Oxford, the Sorbonne, hoặc Đại Học Bologna. Tương tự, một hộ chiếu từ một quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh Quốc như Grenada sẽ đem đến cơ hội học tập tại những ngôi trường danh tiếng khác thuộc Liên hiệp Anh.

Bạn thậm chí có thể đến Mỹ để học bằng thị thực đầu tư hiệp ước E2 (gọi tắt là thị thực E2). Bạn có thể tìm hiểu theo link trên để hình dung quyền lợi được di trú đến Mỹ khi bạn xin quốc tịch của một nước hiệp ước với Mỹ, như Grenada, Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn. Trên thế giới chỉ có 80 nước có hiệp ước này.

Đại học Y khoa quốc tế St. George’s ở Grenada trong top 4 nguồn cung nhân lực cho Mỹ.
Đại học Y khoa quốc tế St. George’s ở Grenada trong top 4 nguồn cung nhân lực cho Mỹ.

Điều này hoàn toàn hợp lý khi bạn là công dân của những nước đang có bất ổn chính trị – kinh tế – xã hội. Như vùng Trung-Đông Á chẳng hạn. Đó là tấm vé thứ 2 luôn sẵn sàng để giúp bạn và gia đình có được sự an toàn khi bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào bùng phát.

error: Content is protected !!